Tuesday, November 19, 2024

DI DÂN LẬU VÀO NƯỚC MỸ -CHUYỆN DÀI KHÔNG HỒI KẾT


TT đắc cử Trump thề sẽ dùng quân đội qua Đạo Luật An Ninh Khẩn Cấp 1976 để giữ an ninh biên giới và trục xuất hàng triệu di dân bất hợp pháp 


Thưa độc giả,

Hơn một năm trước, vào ngày 4/10, 2023 chính phủ TT Joe Biden tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng một đoạn tường biên giới dài khoảng 32km trong khu vực sông Rio Grand thị trấn Roma TB Texas, một thông báo hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của ông khi còn là một ứng viên Tổng thống vào năm 2020 rằng nếu đắc cử ông sẽ không xây thêm “một thước tường biên giới nào”. Ông cũng đã tạm dừng việc xây dựng vào ngày đầu tiên nhậm chức..

Nhưng vào năm 2023 mọi việc đều thay đổi khi làn sóng di dân bất hợp pháp ào ạt tràn vào nước Mỹ tại biên giới phía nam giáp Mễ tây Cơ.

TT Joe Biden thật sự thất bại và bất lực về vấn đề ngăn chận làn sóng nhập cư bất hợp pháp vào biên giới nhất là phía nam nước Mỹ. 

Nhập Cư Bất Hợp Pháp chính đây là nguyên nhân nổi bật hàng đầu làm Đảng DC thất bại to lớn trong kỳ bầu cử TT 2024 này.

TT đắc cử Trump hiện đang đe dọa sẽ trục xuất mười mấy triệu di dân không giấy tờ tại Mỹ. Bước sang 2025 khi ông Trump vào Tòa Bạch Ốc chắc chắn người dân Mỹ sẽ chứng kiến chuyện bắt bớ hàng loạt diễn ra khắp nơi, sự sợ hãi trong các cộng đồng thiểu số có đông người di dân lậu và rất nhiều vấn đề đa đoan khác. Tin gần nhất, ô Trump còn dọa sẽ xét lại đơn xin vào quốc tịch cho những ai đã là CÔNG DÂN MỸ và nếu khai gian cũng bị 'hồi tố' và TRỤC XUẤT như thường. Hàng trăm ngàn di dân bất hợp pháp có kết hôn với công dân Mỹ vừa được TT Biden cứu xét ở lại Mỹ theo diện "hôn phối là công dân Hoa Kỳ" sẽ bị ô Trump 'vứt vào sọt rác'. 

Ông Trump vào lại Bạch Ốc rõ ràng là vấn đề trục xuất di dân là ưu tiên. Mục tiêu của ông Trump là ' LÀM SẠCH MÁU CỦA NGƯỜI MỸ'?! rõ ràng qua chiêu bài trục xuất di dân lậu nhưng ông Trump và MAGA đã lộ ra bản chất KỲ THỊ CHỦNG TỘC không hơn không kém?

Tiếp đến, Hoa Kỳ sẽ đối diện với tốn phí KHỔNG LỒ TỪ NGÂN SÁCH trong nhiều trăm tỷ USD tốn phí, số nhân viên thi hành di trú tăng lên nhiều lần, vấn đề ngoại giao và điều kiện với các nước nhận người bị trục xuất sẽ khủng hoảng to...

NÓI DỄ, LÀM KHÓ ĐÂY LÀ CHUYỆN KHÔNG DỄ DÀNG CHO Ô TRUMP

Vấn đề TRỤC XUẤT HÀNG TRIỆU DI DÂN chắc chắn sẽ ngốn rất nhiều tài lực và nhân lực, người Mỹ sẽ chứng kiến sự xáo động xã hội hệ lụy tới nhiều thập niên chứ không phải chuyện dễ làm...


***


CHUYỆN NGƯỜI MỄ BÁN TRÁI CÂY BÊN GÓC ĐƯỜNG 










NHỮNG NGƯỜI MỄ ĐỨNG GÓC ĐƯỜNG-hình do tác giả  chụp lén qua cửa xe 

   KHI LÁI XE ra khỏi nhà tôi hay để ý đến những người Mễ đứng bán trái cây ở góc đường.

 Chuyện người Mễ và trái cây thì chẳng  có gì lạ tại California nói chung, hay trong thành phố San Jose này nói riêng. Đôi ba dòng tôi viết trước hết là miêu tả một người dáng lam lũ, đen đúa, đứng trầm ngâm, lẻ loi,  bên các ngã ba, ngã tư, một góc giao lộ nào đó trong Thành Phố. Sau đó có thể người viết có thể nói lên vấn đề cho lớp người gốc Hispanic.

  Trước tiên tôi nói đến sự chịu khó hay đúng hơn là kiên trì của những người được gọi là "Người Mễ". Mọi khi đi ngang, tôi thấy họ đứng yên, im lìm không ai hỏi han họ?  Những chiếc xe chạy tới, dừng, quẹo rồi rồ ga đi luôn. Thật thương hại cho họ do hiếm khi tôi thấy người dừng xe mua vài thứ trái cây đó. Đôi khi cũng có một kẻ hảo tâm dừng xe.  Họ mua xong không lấy tiền thối lui; đó là sự cảm thông của những ai tốt bụng.

Không ai ngừng, do ở đây họ chẳng cần gì ba thứ trái cây kia. Trong vườn người ta trồng cam làm cảnh chơi, rụng hốt đổ rác. Cuối tuần họ đi mua tất cả mọi thứ tại siêu thị. Trái cây ít ai ưa loại chưa qua "kiểm dịch" như những thứ tại góc đường này.

 Chuyện đáng lo cho họ là vấn đề ngôn ngữ. Như bạn thấy đó, khi đi bộ ngang tôi nghe họ nói rặc "tiếng Mễ" ... "amigo, amiga"! (tiếng Espagnol  là bạn), Họ không biết tiếng Anh. Nhìn nước da thôi, tôi đã đoán được phần nào có thể họ mới qua 'bên đó' qua đây mà thôi. 



     các ngã tư thuờng là nơi họ đúng bán trái cây
    hàng ngày những người gốc Latino này không giấy tờ, thất nghiệp đứng bên đường chờ người thuê mình làm việc


Tôi đoán chắc rằng họ là những người "nhập cư lậu" (undocument immigrants), không giấy tờ. May thay ở đây không có luật xét giấy tờ giữa đường nếu không phạm luật. Đó là lý do tôi thấy "những chợ người", sang sáng quanh các khu 'shopping' từng tốp đàn ông Mễ to con, đứng chờ ai  lái xe ngang 'kêu công' thì chở họ đi làm.

Người viết cũng mong giải thích thêm ở bài viết này tiếng "người Mễ" thường được chỉ chung những sắc dân đến từ Nam Mỹ hướng Mễ tây Cơ tới. Nhưng sự thật họ tuy nói tiếng Tây Ban Nha nhưng có thể là người Peru, Honduras, Guatamala, hay các nước khác ở Nam Mỹ như Brazil, Chile chứ không phải chỉ một giống dân người Mễ tây Cơ không thôi. Người Hoa Kỳ gọi những nước Nam Mỹ nói tiếng Tây Ban Nha đều là gốc Hispanic.

  Những người Mễ đứng bán góc đường này chắc là các chủ nông trại đến mùa phân phối  họ đi khắp các góc đường trong cái thành phố mang cái tên Mễ là San Jose này để bán cho hết nông phẩm dư thừa của chủ. Họ sẽ không được trả công, sự thật có bán được đồng nào đâu mà được trả công? Đến chiều có sẽ có chiếc xe truck lớn đi thu gom hàng và họ lại.


Trưa hè nóng nực, có khi nhiệt độ lên hơn 100 độ F có những người Mễ trong xóm tôi vẫn lang thang đi bán cà rem, tiếng leng keng lạc lõng trên con đường vắng. Người Mễ vẫn kiên trì sống qua ngày tại xứ Mỹ ... (hình 12/7/2021)

***



'HI SINH ĐỜI BỐ CỦNG CỐ ĐỜI CON'

Câu nói tuy khôi hài dành cho lũ cán bộ tham nhũng CSVN, nay lại áp dụng cho số người di dân  xem chừng khá đúng. Tuy nhiên lũ cán bộ CS hi sinh chịu tù đày do tham nhũng ăn cắp của dân để cho con cháu chúng sung sướng. Hình ảnh của người di dân lậu họ hi sinh qua bao hiểm nguy thách thức vào được Mỹ họ sẵn sàng làm lụng vất vả cực nhọc nguy nan từ chính mồ hôi nước mắt của thân họ để mong có ..một ngày...
Vâng đúng thế, tác giả bài này còn biết rằng số ngoại hối của người Mễ gửi về nước còn lớn hơn gấp rưỡi người VN hải ngoại hàng năm gửi về VN nữa. Người Mễ nói riêng hay nam mỹ cũng bảo lãnh thân nhân khi họ vào quốc tịch Hoa Kỳ vậy.


ngày 26/3/2924 lúc 1 giờ sáng chiếc tàu hàng đã làm sập cầu Francis Scott Key Bridge bắc qua Vịnh Baltimore 
6 công nhân đang làm ca đêm bị vùi sâu dưới làn nước lạnh, họ đều là dân nhập cư không có ai là người Mỹ 

hoa tưởng niệm và cờ quốc gia họ công nhân ca đêm tử nạn trong vụ sập cầu Baltimore


Vịnh Baltimore với chuyện 'CHIẾC CẦU ĐÃ GÃY' do tàu buôn tông đã gây ra một thảm họa kinh tế và mối lo cho nước Mỹ. Cầu sụp đổ làm 6 nhân công đang làm ca đêm bị chôn vùi trong làn nước và sắt thép dưới làn nước lạnh. Một sự thật cho công luận nhận chân ra rằng 6 NẠN NHÂN ĐỀU LÀ DI DÂN họ đang sửa lại ổ gà trên đường cầu nhằm lúc đêm khuya vắng xe cộ
Có ai chịu làm công việc nặng nhọc này đâu ngoài trừ Di Dân


  Vượt qua biên giới Mỹ, di dân lậu đi đâu về đâu, có thể về các vùng nông trại nơi họ được gặt hái nông phẩm theo mùa với đồng lương rẻ mạt. Những người Mễ này từng 'bán mạng' vượt qua biên giới nắng cháy kinh hồn và nhữg rủi ro do cái chết chiếm phần lớn đến với họ. Đó là chưa kể chuyện họ phải trả cho các tên buôn lậu người qua biên giới gọi là Coyote,  vài ngàn đô la mới qua được xứ này. Hôm nay họ đứng đây- kiên trì, chịu đựng, như những pho tượng vô hồn. Cũng có lúc tôi thấy một người cầm điện thoại nói chuyện vu vơ với ai đó? 

  Những người bán trái cây ở các góc đường này; những tốp đàn ông Mễ đứng cạnh các chợ đợi ai đó kêu công; họ chịu khổ vậy làm gì? Tôi cho rằng: có thể cho đời sau của họ, con cái họ sẽ có quốc tịch Mỹ. Có người nuôi mộng mai đây sẽ bảo lãnh hay gửi tiền về quê huơng xứ họ, một nơi đói nghèo và tràn đầy tội phạm Mafia, chết chóc rùng rợn.


 những toa xe cổ lổ xỉ chở nguòi vượt biên xuyên qua Mễ tây Cơ tới biên giới Mỹ hàng ngày


 "Hi sinh đời bố, cũng cố đời con", câu nói mỉa mai tiêu cực của tình trạng tham nhũng sau 1975 tại Việt Nam nay có thể áp dụng cho những người Mễ nhập cư bất hợp pháp, không có giấy tờ tại Hoa Kỳ. Nước Mỹ dù có khổ đến đâu cũng còn sung sướng hơn quê huơng họ. Xứ Mễ gần nhau trong gang tấc mà cảnh sống khác đây một khoảng quá xa.

Những đám vượt biên lậu vào Mỹ, bất chấp bao sa mạc nóng bỏng hoang vu Arizona, Texas, Nevada...trên trời sẽ có những đàn kên kên bay theo vần vũ. Những bầy chim kên kên chúng chờ họ gục xuống vì khát đói khi lạc đường sẽ bay xuống rỉa thịt. Do đó các đội tuần thám biên giới dần dà có kinh nghiệm. Lính biên phòng ở xa thấy có kên kên bay trên bầu trời, họ sẽ biết dưới bầy chim sẽ có toán di dân lậu

  Coyotes (1), bọn trùm buôn người tại biên giới Mễ -Hoa kỳ hàng ngày nay còn đưa qua biên giới hàng loạt trẻ con. Con số trẻ em này thuờng lang thang bụi đời tại các nước Trung và Nam Mỹ Châu hay là con cái những gia đình đưa con vượt biên để nuôi mộng cho ngày mai. Họ mưu cầu rằng hàng chục năm sau số trẻ em này sẽ bảo lãnh gia đình họ?  Cứ thế, biên giới dài lê thê giữa Mỹ-Mexico chứng kiến hàng chục triệu người vượt biên trong nhiều năm nay dù họ đương đầu với bao nhiêu hiểm nguy chết chóc.

Theo nghiên cứu Hoa Kỳ -(Pew Research Center), chỉ tính riêng người Mễ nhập cư vào Hoa Kỳ, người ta ước lượng vào năm 2017 đã lên tới 11.6 triệu người. Trong đó có tới 43% thuộc diện bất hợp pháp. Người Mễ nhập cư đông nhất tại Mỹ, chiếm tới 25%. Điều này không ngạc nhiên do nước Mễ sát cạnh Hoa kỳ.


có nhiều nơi biên giới chỉ là hàng rào đơn giản


  Với cái nhìn trong tình người , tôi thấy rõ ràng trước mắt tôi là những hình ảnh thuơng hại. Nhưng với xét đoán lịch sử thì cách đây hai thế kỷ xứ này là của họ. Chiến tranh Hoa Kỳ và Mễ chấm dứt vào ngày 2/2/ 1848 với hiệp Ước Guadalupe Hidalgo họ đã bán California , nhường TEXAS cùng một số đất phía bắc cho Hoa kỳ. 

Từ đó khi sự cường thịnh của Hoa kỳ càng lúc càng nhiều lại kéo theo sự vượt biên của người Mễ "về lại cố huơng" để cùng "huởng" chút gì từ sự giàu có đó chăng?

 Người Mễ rất "mắn con" khoảng 13, 14 tuổi là sinh đẻ rồi. Cứ thế, tuổi 30 có thể có 'cháu ngoại '!?   Gần 20 năm sống ở đây, đi về lại downtown San Jose, những khu vực người Mễ đông gấp đôi ngày xưa, so khi gia đình tôi mới qua vào năm 1995. 

Dân số người gốc Hispanic (nói chung là Mễ đa số) chỉ riêng tại California thôi,  đã lên đến con số gần 15 triệu người. Khoảng tuổi vị thành niên họ đã sinh con! thế là tạo gánh nặng an sinh xã hội (welfare) cho Chính Phủ. Sự sinh con sớm tức nhiên đa số phải gián đoạn học hành? Rồi con cái họ lớn lên cũng theo cái "vòng lẩn quẩn" đó: đẻ sớm, xin welfare tiếp...và tiếp nối như vậy cả gia đình mấy thế hệ từ ông bà, cha mẹ... lẩn quẩn trong vòng nghèo mãi?  

Trong ngành Khoa Học Xã Hội (Social Science) gọi là "poverty cycle", nôm na như người viết vừa giải thích trên.

 Trái lại, dân nhập cư gốc Á Châu, họ cũng nhập cư nhưng đa số người gốc Á thoạt đầu cần trợ cấp xã hội nhưng dần hồi họ đều lần lượt ra khỏi vòng nhờ vả vào chính phủ. Đây có thể nhờ vào truyền thống vươn lên, khao khát thành công. Cũng nhờ năng lực hay truyền thống cầu tiến, độc lập để thăng tiến. Chúng ta cũng không quên  truyền thống hiếu học khoa bảng cùng đầu óc kinh doanh muốn làm giàu và làm chủ của sắc dân gốc Á. 

Đi một vòng khắp thành phố này, hay ngay cả vùng Little SaiGon cũng như các thành phố miền đông Hoa Kỳ Boston, Atlanta, miền trung tây như Dalas, Houston... ở đâu có đông người gốc Á là đông bảng hiệu thương mại, khu mua bán sầm uất cùng nhiều văn phòng bác sĩ, nha sĩ, luật sư gốc Á.

bảng so sánh học hành giữa hai sắc dân gốc Á Châu và gốc Hispanic của TP San Jose  (có mủi tên) màu xanh chỉ số tôt1 nghiệp Cử Nhân màu đỏ chỉ số tốt nghiệp trung học chúng ta thấy người Mỹ gốc Á Châu VƯỢT TRỘI NHẤT 

  Bản tính vươn lên của người Mỹ gốc Á  đa phần khác với sắc dân gốc Hispanic. Người gốc Latin họ mạnh bạo, làm việc sao cho no bụng và cuối tuần hưởng lạc, nhạc kèn vui chơi múa hát là phổ biến. Họ nhờ vào sức khỏe, làm việc tay chân dễ có tiền ngay để xài. Từ đó có thể tâm lí cạnh tranh, chịu đựng để thành công ít hơn người gốc Á chăng?

Dù sao đây chỉ là ý nghĩ cá nhân, tôi chẳng dám võ đoán.

***

  Dân số người gốc Hispanic (trong đó đa số người Mễ) đã lên đến 52 triệu người chiếm 16.7%(2011) của nước Mỹ. Theo đà này, vào năm 2050 họ sẽ đạt đến 132.8 triệu người chiếm tới hơn 30% dân số nước Mỹ?
 Eo ôi! chỉ nội riêng tiểu bang CALI chỉ vài chục năm nữa người gốc Hispanic sẽ phủ tràn đầy xứ này?!

Nhưng nghĩ cho cùng, một thời đây là đất nước của họ? Có thể người viết có chút gì hài huớc trong đầu khi cho rằng; họ đâu cần súng đạn làm gì, chỉ sinh sôi nảy nở cái kiểu "như thỏ " thế này thì chẳng lo gì con cháu họ sẽ 'về lại cố huơng' một cách êm thấm mà thôi?




Người Mễ mừng ngày Độc Lập Mễ Cinco de Mayo tại San Jose trở thành bạo động(4/5/2014) Nhưng đến khi tt Trump lên thì màn ăn mừng lễ Độc Lập này không ai dám phá phách làm rộn ràng do họ sợ ACE tức cảnh sát liên bang bắt đuổi về nước?


 Đó là sự suy nghĩ có phần nào "giả tưởng"; sự thật mà người viết muốn nói thêm là người Mễ họ có tinh thần dân tộc cao lắm. Hàng năm vào ngày lễ Độc Lập Mễ tây Cơ tức Cinco de Mayo( mồng 5, tháng 5) người Mễ trong cái thành phố mang tên San Jose lái xe, mang cờ Mễ chạy đầy đường. Thành phố San Jose hàng năm tốn thêm cả 100,000 đô la giữ an ninh cho cái lễ này.

 Người Mễ làm lụng cực nhọc, như đã viết trên đa số làm việc tay chân như cắt cỏ làm vườn, phu chợ, bán chợ trời ...họ chịu khó cùng sức vóc rất khỏe.  Những chủ tiệm người Việt thuờng thuê người Mễ làm việc. Dĩ nhiên ai cũng hiểu, do những công việc nặng nhọc- họ quan niệm "thuê một người Mễ bằng ba bốn người VN"! Người VN tuy yếu ốm nhưng nhờ vào cái đầu, một thời gian ngắn vài thập niên định cư tại Mỹ, người VN ta đa phần làm chủ.

 Lạ một điều, xứ này xưa nay giờ "của Mễ", nước Mễ giáp biên, quan hệ Mỹ- Mễ bao nhiêu trăm năm, nhưng người Mễ đa phần chỉ chịu "làm thuê"? Đây là ý nói phổ quát không nhất quán thế. Tuy nhiên nhận xét thế quả là kỳ thị chủng tộc? nhất là người viết đã học ngành Xã Hội Học mà viết vậy là không hay? nhưng sự thật là sự thật biết làm sao?


         Chợ Trời gọi là "Flea Market" và người Mễ bán chợ trời 

   Như vậy cái truyền thống dân tộc có thể là tác nhân quan trọng vô cùng. Đi một vòng quanh thành phố , không kể doanh nhân, chủ hãng , các văn phòng bác sĩ , nha sĩ tôi thấy hơn 80% là người Mỹ và nguòi VN ; đây cũng là một sự thật theo con mắt người viết.


văn hóa vẽ tường  Mexican Muralism đôc đáo của người Mễ tây Cơ
 

   Những cộng đồng gốc Mễ, có đời sống bề bộn , rác rưới đổ vãi. Lái xe chạy ẩu , cuối tuần ồn ào...đó là những gì làm  người Mỹ trắng kéo nhau lên đồi cao bao lâu nay. 

Vô lý người Mỹ trắng hay dân 'sang' cứ  leo lên núi hết ? Nếu vậy thì chỉ nội nửa thế kỷ nữa thôi, dù biên giới Mỹ- Mễ có khóa lại hoàn toàn, theo đà người Mễ sinh con đẻ cái  tràn đầy đồng bằng cái nước Hiệp Chúng này. Và giống dân 
Mỹ trắng chính gốc lai theo câu thơ cụ Tú Xương xưa:     
                                                        
      Phố phường chật hẹp người đông đúc
        Bồng bế nhau lên nó ở non...

  


    Thế tôi  tự bảo mình chớ coi thuờng mà "thuơng hại" người ta đang đứng góc đường hôm nay đây: "Ngó dzậy mà không phải dzậy" ; biết đâu cái kết quả cuối cùng cho 'CHIẾN LƯỢC MỄ HÓA' Hoa kỳ hay California  nói riêng có thể từ những góc đường này hay chăng?

VƯỢT BIÊN QUA BIÊN GIỚI MỸ PHÍA NAM, CHUYỆN DÀI KHÔNG BAO GIỜ NGƯNG 

BỨC TƯỜNG BIÊN GIỚI HÌNH THÀNH TỪ NHIỆM KỲ TT DONALD TRUMP

Vào nhiệm kỳ đầu của cựu TT Donald Trump chiến lược "bức tường biên giới" cùng chính sách khắc nghiệt về nhập cư vào Mỹ đã chận bớt đà gia tăng di dân lậu vào Mỹ từ biên giới phía nam. Cho đến nhiệm kỳ TT Joe Biden thì vấn đề đâu vào đó. Vào nhiệm kỳ TT Joe Biden đã có gần 2 triệu người di dân lậu bị cơ quan di trú liên bang chận bắt nội trong năm 2021. Điều này đã khiến TT Biden bị chỉ trích nặng nề. Các tiểu bang CH như Texas và Florida đã có những chuyến xe bus chở di dân lậu ‘đi đổ’ tới các tiểu bang DC như Washington hay Massachussette. TT De Santis thì thề sẽ "quăng" các di dân lậu vào tiểu bang nhà của TT Biden là Delaware...
Sự tháu cáy này giữa CH và DC đang vi phạm vào Nhân Quyền cho các di dân bị bắt. Do họ đang bị biến thành 'các viên đạn chính trị' giữa CH và DC tại chính trường Hoa Kỳ.
Chính vấn đề di dân ào ạt vào biên giới Mỹ đã làm cho Đảng DC thất bại vào kỳ bầu cử TT 5/11/2024 vừa qua. Ô Trump thề sẽ trục xuất tới 15 triệu di dân bất hợp pháp khi ông trở thành TT thứ 47 của Mỹ. Con số hàng chục triệu di dân sắp bị trục xuất khỏi Mỹ là con số lớn nhất trong lịch sử bài di dân lậu tại Hoa Kỳ.

Di Dân và Nhập CƯ là vấn đề "trường thiên tiểu thuyết' của Hoa Kỳ. Do sự thật lịch sử quốc gia Mỹ muốn hay không cũng là một ĐẤT NƯỚC NHẬP CƯ 

NHƯNG con số nhập cư lậu càng lúc càng đông nhất là tại Biên Giới phía nam Hoa Kỳ sẽ trở thành cuộc khủng hoảng nhân đạo.

Thật ra con số đích thực còn đông hơn con số này vì không biết bao nhiêu người trốn được cảnh sát liên bang. Trong 9 tháng đầu nhiệm kỳ của TT Biden con số nhập cư bất hợp pháp bị cầm giữ tạo thành một cột mốc lớn thứ ba suốt 97 năm kể lại.

Chúng ta có thể tính 3 cột mốc cao điểm bất hợp pháp nhập cư qua biên giới Hoa Kỳ:

-       NĂM 1986….1,692,544 NGƯỜI

-       NĂM 2000….1,676,438 NGƯỜI

-       NĂM 2021…..1,956,519 NGƯỜI 


TT Joe Biden thật sự mà nói đã có một chính sách "lấp lững" về nhập cư. Chính sự mập mờ này đã gián tiếp tạo thành một LÀN SÓNG DI DÂN VĨ ĐẠI TỪ NAM MỸ TIẾN VÀO HOA KỲ KHÔNG CÒN TRONG TẦM KIỂM SOÁT ĐƯỢC.

Nước Mỹ cần lao động nhập cư nhưng chính sách nhập cư phải nằm trong vòng chính sách và kiểm soát chừng mực mới là CHÍNH SÁCH TỐT.

ĐINH HOA LƯ 

EDITION 8/10/2022




người nhập cư lậu tại Texas bị tiểu bang này đem đổ tại tiếu bang DC như Massachussette (Hình trên các dân Venezuela đag chờ ngoài một nhà thờ St. Andrew để nhận thực phẩm cứu trợ  ngày 14/9/2022 

Illegal immigrants from Venezuela stand outside St. Andrew’s Church in Edgartown, Martha’s Vineyard, Mass., on Sept.14, 2022. (Ray Ewing/Vineyard Gazette/Handout via Reuters)






ĐHL EDITION



[1]: COYOTES :Hàng ngàn trẻ em Trung Mỹ hay Mễ đến biên giới Hoa kỳ không thể tự ý đi một mình chúng . Có những bàn tay tiếp chuyển chúng tới biên giới còn gọi là "coyotes' hay giới buôn người đưa tới.

nhưng buôn người (human traffickers) lại khác human smugglers vì ở đây các em này (hay người lớn) tự ý cần nhóm coyotes này . Trong lúc human trafickers lại lừa bịp , bắt ép mua chuộc con người bán đi trái ý với nạn nhân.


nguồn tham khảo:

What We Know About Illegal Immigration From Mexico

Monday, November 18, 2024

TỪ NHỮNG CÁNH ĐỒNG DÂU TÂY VÀ TẠI SAO KHÓ ĐUỔI NGƯỜI NHẬP CƯ LẬU TẠI CALIFORNIA

 

SALINAS VÀ NHỮNG CÁNH ĐỒNG STRAWBERRY

 dịch thuật by Đinh hoa Lư



TỪ GRAPES OF WRATH CỦA  JOHN E. STEINBECK TỚI "STRAWBERRY OF WRATH" TẠI SALINAS


https://www.envio.org.ni/articulo/3825

BY JOSE LUIS ROCHA


"Do khi họ vui sướng được hợp pháp (có giấy tờ), không sớm thì muộn họ sẽ rời bỏ ngành nông nghiệp để tìm việc làm khác được trả lương cao hơn..."(Jose Luis Rocha)




Cánh đồng dâu tây mãi mãi phải cần những người lao động không có giấy tờ, tại sao?


José Luis Rocha đại diện cho Mễ tây Cơ tại Thế vận hội Olympic về môn lặn vào năm 1984. Rocha sinh ra tại Thành phố New México. Ông từng học tại Đại học Auburn nơi này ông từng là thành viên của Đội Bơi và Lặn từ năm 1986 đến năm 1989. Rocha có danh hiệu là "Người Mỹ toàn diện" (All American) đã đoạt được chức vô địch Thể thao Đại học Quốc gia vào năm 1987 về Giải vô địch quốc gia của Hiệp hội (NCAA)

Ông tốt nghiệp Đại Học Auburn (tiểu bang Alabama) năm 1989 với văn bằng cử nhân Tư pháp Hình sự sau chuyển đến Nam Florida, nơi ông kết hôn với nữ Vận động viên lặn Olympic Mỹ là Michele Mitchell cùng trở thành Công dân Hoa Kỳ. 

Rocha làm cảnh sát tại Sở cảnh sát Delray Beach ở Quận Palm Beach, sau đó cùng gia đình chuyển đến Tucson, Arizona tiếp tục làm cảnh sát. Ông gia nhập Quân đội Hoa Kỳ vào năm 2007 


***


Khi tôi (Jose Luis Rocha) đến Thung lũng Salinas của California, trước mắt tôi tràn ngập một biển dâu tây bao la bát ngát. Nhìn kỹ hơn, tôi mới hiểu ra những con số trong một nền kinh tế “khao khát dâu tây tươi” và tại sao phải phụ thuộc vào lực lượng lao động rẻ và cần mẩn như thế kia. Đến thăm nhà của một số người hái lượm, tôi mới thấy họ tiểu biểu cho sự đấu tranh cùng thay đổi.



Thung lũng Salinas từng nổi tiếng trên thế giới nhờ một người đoạt giải Nobel về văn học đó là văn hào John Steinbeck có gốc từ California và là người từng được ngưỡng mộ và bảo vệ truyền thống Hispano-Mexico  ngay cả khi Hoa Kỳ đã sáp nhập khu vực đó vào năm 1848.. California từng mệnh danh là nữ hoàng dâu tây Trong cuốn East of Eden,của văn hào Steinbeck khi nhà văn mô tả lớp đất mặt của Thung lũng Salinas sâu và màu mỡ nơi chỉ cần một mùa hè mưa để phủ đầy rau và hoa. Trước đó khá lâu nơi đây từng là một khu rừng gỗ đỏ (red wood). Ngày nay, vùng đất này đã hóa thành hàng hàng lớp lớp các đường dâu tây dài thăm thẳm. Bao nhiêu làn sóng dâu tây trông chẳng khác gì con sóng của Thái Bình Dương gần đó. Chúng kéo dài như những hàng dây khổng lồ kề nhau và không có một hàng nào che khuất tầm nhìn hoặc mất mát ánh nắng mùa hè. Hàng nghìn người nhập cư gốc Mỹ Latinh, phần lớn là người Mexico, làm việc trên những cánh đồng rộng lớn đó. Một số đã định cư bền vững tại các cộng đồng dân cư Salinas và Watsonville, đó là những quận chiếm có 38% diện tích trồng dâu tây của California và sản xuất một nửa tổng số dâu tây tiêu thụ ở Mỹ. Số người khác họ chỉ đến trong thời gian ngắn để trồng hoặc thu hoạch. Họ được trả lương theo giờ và theo hộp dâu vd: 4,75 USD một giờ và 0,99 USD một hộp (trước đây). Họ làm việc ít nhất 10 giờ mỗi ngày, với tư thế khom người hay ngồi xổm giữa các hàng dâu. Tất cả nhóm thợ này hoàn toàn nhận thức ra rằng họ đang tạo cho California giàu có, một tiểu bang mà theo Cơ quan Thống kê Nông nghiệp Quốc gia Hoa Kỳ cho rằng 67% diện tích trồng dâu tây ở Mỹ và 88% sản lượng của họ trong năm 2006, nhờ năng suất hàng năm là 59.000 pound trên 1mẫu tây. Con số này gấp đôi mức trung bình 28.000 pound của Florida, đối thủ gần nhất của Cali. California đạt được năng suất này nhờ vào sự thuận lợi về mặt địa lý và địa chất. Đất cát ven biển đảm bảo thoát nước tốt và do đó tránh được nồng độ muối và ẩm ướt. Với khí hậu trong lành, các cánh đồng không phải chịu nhiệt độ khắc nghiệt như nơi khác. California hiếm khi hứng chịu cái nắng nóng gay gắt của mùa hè khiến cây chết héo theo đúng nghĩa đen và làm giảm chất lượng quả hoặc sương giá mùa đông tệ hại làm chậm thu hoạch do kích thích lá kém năng suất. Gặp điều kiện thời tiết như thế thì thời gian sẽ ngắn hơn nhiều so với các bang khác. Hơn nữa, Salinas không có làn mưa xối xả - do mưa to là “nụ hôn của thần chết” vào mùa thu hoạch – đó là một đặc điểm giúp đảm bảo cho một năng cao nhất, có thể xem là tốt nhất trên thế giới. Khí hậu của California cho phép trồng dâu tây từ tháng 2 đến tháng 12, trong khi ở Florida mùa trồng trọt chỉ kéo dài ba tháng, ở Oregon tối đa là bảy tuần và ở những vùng khác của Hoa kỳ, thậm chí có thể trồng được bốn tuần…




Thị trường dâu tây quả khó tính. Dâu tây để lâu hơn mức cần chỉ một ngày sẽ mất đi hương vị theo yêu cầu của thị trường. Muốn thế phải duy trì công việc hái liên tục (chứ không thể hái cùng một lần để ủ cho chín) để duy trì năng suất cao: do cây đang thu hoạch vẫn tiếp tục ra hoa. Từ những yếu tố khó khăn tiểu tiết như thế, số lượng công nhân nông nghiệp ở California mới tăng gấp đôi vào thời kỳ thu hoạch cao điểm, vd từ 225.000 lên 450.000. Vào thời điểm thu hoạch, một trang trại nhỏ có 14 mẫu dâu tây cần thuê hơn 28 người hái, một trang trại vừa có diện tích 32 mẫu cần 64 và một trang trại lớn có diện tích 100 mẫu cần 200 nhân côngĐó là tất cả những lợi thế giải thích tại sao California đã góp phần nâng tổng sản lượng dâu tây toàn bộ Hoa Kỳ từ 9% năm 1946 lên 36% năm 1953, rồi 74% năm 1988 và 88% năm 2006… 

Nhưng tất cả những lợi thế đó sẽ có nhược điểm: nếu muốn duy trì số lượng công nhân hái lượm này, họ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thương lượng với công nhân, như họ đã làm vào những năm 1970s. Ngoài ra, giới chủ thường xuyên tận dụng lợi thế của làn sóng nhập cư ồ ạt. (dĩ nhiên phần nhiều đêu không giấy tờ)


thung lũng Salinas quê hương của văn hào Nobel  John E. Steinbeck 



Chúng ta hiểu Hệ thống lao động tất cả đều hướng tới lợi nhuận Nhà nhân chủng học Hoa Kỳ có tên là Miriam Wells từng nói về “chế độ thị trường lao động” khi đề cập đến các hạn chế chính sách đối với thị trường lao động tại một thời điểm nhất định nào đó. Chế độ thị trường lao động phản ánh và ảnh hưởng đến lợi ích giai cấp, nguồn nhân lực và chiến lược ở mỗi cấp độ sản xuất, định hình đáng kể lợi thế tương đối của mỗi giai cấp trong một quá trình lao động cụ thể. Đôi khi, hai chế độ có thể cùng tồn tại trong cùng một quốc gia, hoặc chế độ này có thể chuyển sang chế độ kia với tốc độ chóng mặt. Sự cùng tồn tại của các chế độ khác nhau đã được Eric Wolf ghi lại trong cuốn Czarist Russia. Hệ thống nông nô chiếm ưu thế ở các tỉnh phía nam, nơi đất đen đảm bảo sản xuất dồi dào và sinh lợi. Ở đó, các lãnh chúa phong kiến thích có chư hầu dưới sự kiểm soát của họ để canh tác đất đai theo cách của họ. Ở các tỉnh phía Bắc, nơi độ phì của đất bị suy giảm, hệ thống trả bằng hiện vật hoặc bằng tiền đã được áp dụng cho việc sử dụng đất của họ. Ở những tỉnh đó, công việc trong ngành sản xuất hoặc công nghiệp quy mô nhỏ ở thành phố đã giúp cho việc thanh toán bằng tiền hoặc hiện vật trở nên khả thi. Định nghĩa của hệ thống được xác định bởi những gì phù hợp nhất với giới tinh hoa cầm đầu xã hội. Trong trường hợp của Nga, sự phân chia mang tính chất không gian. Trong trường hợp của California, chúng ta có thể theo dõi sự phân biệt như con lắc và thời gian. 

Trước Thế chiến II, đặc biệt là trong thời kỳ Đại suy thoái Kinh Tế 1929-33, một hệ thống chia sẻ thu hoạch với người lao động đã ngự trị. Một sự thay đổi quyết định sang hệ thống trả lương đã được áp dụng khi ngành công nghiệp dâu tây trở nên có lợi nhuận bất thường và Chương trình Bracero đã cung cấp cho nhiều công nhân có kỷ luật và giá rẻ theo hợp đồng ngắn hạn. Chương trình đó là liều thuốc giải độc tốt nhất cho các cuộc đình công và các hình thức áp chế khác của công đoàn. Chìa khóa để kiếm lợi nhuận đó là Kiểm soát lực lượng lao động Giữa những năm sáu mươi và cuối những năm bảy mươi, thời kỳ đỉnh cao sức mạnh của các hiệp hội công nhân nông trại, chế độ chia sẻ thu hoạch lại được mở rộng: doanh nghiệp ủy thác việc trồng trọt, bảo trì và thu hoạch cho các gia đình để họ có khả năng tham gia vào những lợi ích cuối cùng. . Kết quả thu hoạch và thương mại hóa đã đặt ra những giới hạn đối với nhu cầu của họ. Trong thời kỳ đó, có tới một nửa số người sản xuất và đất đai thuộc chế độ chia chác phần thu hoạch.



Khi làn sóng di cư của những người lao động không có giấy tờ trở nên rầm rộ hơn, làm suy yếu các công đoàn, chế độ tiền lương đã phục hồi gần như toàn bộ phạm vi bảo hiểm của nó. Những thay đổi chế độ này đã khẳng định rằng trồng dâu tây phụ thuộc rất lớn vào cung lao động. Trong quá trình thu hoạch, kiểm soát lực lượng lao động là rất quan trọng cho lợi nhuận do lao động là chi phí chính yếu. Giá cả, sự đồng bộ và quá trình thực hiện cẩn mực đã trở thành yếu tố chính quyết định cho lợi nhuận. Việc sửa đổi các yếu tố khác vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của nông dân. Dâu tây hay các sản phẩm nông nghiệp nói chung có nhu cầu tương đối ít co giãn: nó tăng trưởng rất ít ngay cả khi giá giảm hoặc thu nhập của người tiêu dùng tăng. Hơn nữa, sự khác biệt giá cả sản phẩm càng làm khó thêm sự tiếp cận thị trường để tăng nhu cầu tiêu thụ và giới chủ càng không thể kiểm soát giá đầu vào hoặc không bao giờ muốn tăng giá dâu tây bằng cách hạn chế nguồn cung của họ. Việc không thể tăng giá trong một thị trường cạnh tranh cao hay giảm chi phí đầu vào mà việc bán hàng nằm trong tay các nhà cung cấp tín dụng và hóa chất nông nghiệp hùng mạnh sẽ tiếp tục làm tăng  mối quan tâm của giới chủ đối với đổi mới công nghệ nâng cao năng suất hay thao túng chi phí lao động.

 


Chuyện- DO YÊU CẦU thu hoạch Dâu tây CẦN HÁI BẰNG TAY mà thôi


Nói về đổi mới công nghệ đã làm giảm nhu cầu lao động có tay nghề trong ngành nông nghiệp Hoa Kỳ nói chung. Nhưng sự yêu thích của người dân đối với dâu tây tươi và thị trường ngày càng mở rộng có nghĩa là, không giống như các loại cây trồng khác, dâu tây ngày càng đòi hỏi nhiều lao động hơn. Tính mỏng manh của quả - dễ bị bầm tím - cũng như điểm trưởng thành liên tiếp, độ dài của mùa hái, khó khăn trong việc loại bỏ lớp lá và thân khỏi quả đều đã ngăn cản việc áp dụng máy thu hoạch cơ học phá hủy thực vật. Để giữ được hình dạng tươi tốt, dâu tươi được hái bằng cách xoắn cuống cho nó lìa cành chứ không kéo  (bứt). Quả mọng phải được lựa chọn theo kích thước, độ cứng, hình dạng và màu sắc phù hợp. Việc chiều chuộng này đòi hỏi bàn tay yêu thương của người làm vườn hơn là bàn tay “người trồng trọt” thô kệch. Do tất cả những nhu cầu này về lao động con người chứ không phải lao động cơ giới, California thu hút nhiều lao động nông nghiệp hơn phần còn lại của Hoa Kỳ cộng lại. dâu tây California ở thế giới và người Latin ở California Bất kỳ chế độ thị trường lao động nông nghiệp nào ở California đều có đặc điểm là luôn khao khát người lao động. Trong năm 2000-2006, dân số gốc La tinh ở California đã tăng từ 11 triệu (32% tổng dân số của bang) lên 13 triệu (35,5%). Ở khu vực nhỏ như Salinas chẳng hạn, con số này đã tăng vọt từ dưới 97.000 (64%) lên 100.000 (71,3%). California hiện có 30% tổng số người gốc Latin sống ở Hoa Kỳ, tiếp theo là Texas với 19%, Florida với 8% và New York với 7%. Chỉ có 44% dân số gốc Latinh ở New Mexico vượt quá tỷ lệ phần trăm của California. Sự gia tăng lực lượng lao động người Latinh đã giúp củng cố vị thế của Mỹ là nước trồng dâu tây lớn nhất thế giới. Tiếp theo là Tây Ban Nha với sản lượng thấp hơn ba lần. Ý chiếm vị trí thứ tám và chỉ riêng California sản xuất nhiều dâu tây hơn cả Tây Ban Nha và Ý cộng lại. 



Từ năm 1970 đến năm 2006, sản lượng dâu tây ở Hoa Kỳ đã tăng từ 496 triệu bảng lên hơn 2,4 tỷ bảng, mức tăng này cùng với việc giá mỗi pound tăng 0,41 USD có nghĩa là giá trị sản xuất đã tăng từ 106,6 triệu USD lên 1,515 tỷ USD. trong cùng thời gian đó. Trong 10 năm qua, diện tích đất trồng dâu tây đã tăng hơn 10.000 mẫu Anh ở California—chỉ riêng ở Salinas và Watsonville là 2.463 mẫu. Lực lượng lao động nhập cư chủ yếu không có giấy tờ đã giúp thực hiện được kỳ tích này, tuy nhiên diện tích canh tác đã tăng hơn nhiều so với dân số ở hai quận Salinas và Watsonville...



bảo tàng nhà văn John E. Steinbeck 

National Steinbeck Center

steinbeck.org


TỪ CHÙM NHO PHẪN NỘ TỚI DÂU TÂY PHẪN NỘ

 

Tại sao lại sợ hợp pháp hóa những người nhập cư không giấy tờ?

 

Phải chăng duy trì tình trạng bất hợp pháp là một ẩn ý? Trước đây Để đáp ứng nhu cầu khổng lồ về dâu tây của Hoa Kỳ, 248 triệu pound dâu tây Mexico từng được nhập khẩu vào năm 2006, một số lượng vượt quá tổng lượng dâu tây xuất cảng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, so ra việc nhập khẩu dâu tây từ Mỹ Latinh vào thị trường dâu tây Hoa Kỳ vẫn có lợi hơn. Tại sao không hợp pháp hóa những người đã nhập cư lậu ở đó? Câu trả lời- khi hợp pháp hóa nói khác đi khi số người bất hợp pháp này có đủ giấy tờ rồi thì các nông trại chỉ giữ người lao động chỉ trong một thời gian thôi. Do khi họ vui sướng được hợp pháp (có giấy tờ), không sớm thì muộn họ sẽ rời bỏ ngành nông nghiệp để tìm việc làm khác được trả lương cao hơn. Họ sẽ được thay thế bởi những người lao động nhập cư mới dĩ nhiên phần đông là không có giấy tờ (undocumented immigrants). Các chuyên gia cho rằng, trong trường hợp đó sẽ cần khoảng 180.000 đến 500.000 công nhân mỗi năm để thay thế những người bỏ đi. Giải pháp cuối cùng là tìm cách giữ lấy tình trạng hiện tại: số lớn lao động không giấy tờ sẽ khiến họ bị 'giam giữ' trong các công việc với đồng lương rẻ mạt cùng những công việc ít ai phát hiện họ hơn. Hai chính phủ Mexico và Hoa Kỳ cố gắng tái ban hành các chương trình tạm thời dành cho những người nhập cư có hành vi tốt: tức là những người chỉ đến Mỹ, làm việc và trở về mà không gây rắc rối gì. Quan điểm như vậy đã quên đi sự phụ thuộc ngày càng tăng của hệ thống an sinh xã hội vào người lao động gốc Latinh. Người Latinh, dân số trẻ và đang phát triển, hiện chiếm 14% dân số Hoa Kỳ và 13% lực lượng lao động. Hơn một phần ba trong số 40 triệu người Latin ở Mỹ dưới 18 tuổi. Trung tâm Tây Ban Nha Pew tính toán rằng đến năm 2050, người gốc Latinh sẽ tăng gấp đôi tỷ trọng nhân khẩu học và tỷ trọng của họ trong lực lượng lao động, chiếm 1/4 lực lượng lao động trên toàn nước Mỹ ngay cả khi dòng di cư giảm. Sự tăng trưởng của dân số Latino sẽ làm tăng vai trò của họ trong nền kinh tế và tài trợ cho an sinh xã hội. Người ta ước tính rằng từ năm 2006 đến năm 2050, lực lượng lao động Hoa Kỳ sẽ tăng từ 143 triệu lên 182 triệu tức là thêm 39 triệu. Trong cùng thời gian này, lực lượng lao động người Latinh sẽ tăng từ 19 triệu lên 46 triệu, tăng trưởng 27 triệu. Khi dân số cao tuổi tăng từ 35 triệu lên 77 triệu, tỷ lệ phụ thuộc vào người lao động sẽ tăng. Tỷ lệ công nhân 4,1 trên mỗi người nghỉ hưu có thể giảm xuống 2,7 vào năm 2025 và 2,4 vào năm 2050. Số lượng công nhân gốc Latinh hỗ trợ tình trạng lão hóa càng tăng đang tăng lên giúp cho hệ thống an sinh xã hội — trừ khi được cải cách nghiêm túc — thật sự sẽ cần họ nhiều hơn bây giờ. Tại sao phải sợ họ và đóng cửa cơ hội lại với họ- những kẻ nhập cư không giấy tờ nhưng có lợi cuối cùng? Dâu tây phẫn nộ là có do số người có lợi này đang bị thanh lọc và bị trả lương quá thấp, những người lao động nhập cư sống bên lề cuộc đời. Càng lúc càng nhận thức ra rằng quyền của họ phải có và nên tôn trọng họ. Trong phần cuối buổi phỏng vấn của chúng tôi, Xochitl Martínez, ở Líderes Campesinas, đã đưa ra lời khuyên cuối cùng: “Bạn nên biết chính John Steinbeck, người có viện bảo tàng ở lối vào thị trấn Salinas, đã viết trong cuốn Red Pony, cuốn sách của Steinbeck từng đề cập đến quyền của chúng ta với tư cách là người lao động. Bây giờ tôi đang đọc Grapes of Wrath. Tôi khuyên tất cả các bạn nên đọc nó nếu muốn biết cuộc đấu tranh của những người công nhân nông nghiệp ở California từng xảy ra ra sao.” 



Jose Luis Rocha


ĐHL biên dịch 

Revista Envío - Strawberry Fields and Undocumented Workers Forever? (envio.org.ni)

test

DI DÂN LẬU VÀO NƯỚC MỸ -CHUYỆN DÀI KHÔNG HỒI KẾT

TT đắc cử Trump thề sẽ dùng quân đội qua Đạo Luật An Ninh Khẩn Cấp 1976 để giữ an ninh biên giới và trục xuất hàng triệu di dân bất hợp pháp...